Bệnh nhân H được xử lý cấp cứu, cầm máu, cắt lọc vết thương và để một vùng khuyết hỗng tại vị trí 1/3 trên cẳng tay phải, lộ 2 xương cẳng tay.
Nhằm tạo điều kiện làm chi giả cho bệnh nhân được thuận lợi, các bác sĩ đã không cắt lọc đến vị trí cao hơn để có thể tạo được vùng da che phủ phần khuyết hỗng.
Đây là ca phẫu thuật rất khó, đòi hỏi các bác sĩ phải có sự tỉ mỉ trong từng chi tiết cùng sự hỗ trợ của kính vi phẫu thuật. TS BS Hồ Mẫn Trường Phú, người chịu trách nhiệm chính trong ca phẫu thuật đã quyết định dùng ứng dụng kính vi phẫu Vtom 3D để thực hiện.
Kính vi phẫu Vtom 3D là loại thiết bị mới được Bộ Y tế và Ban giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế đầu tư để phát triển kỹ thuật công nghệ cao, điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật được hoàn thành sau 4 tiếng, đến nay, tất cả các thông số chuyên môn đều được bảo đảm tốt. Bệnh nhân H được phẫu thuật với thời gian nằm trên bàn mổ và thời gian gây mê toàn thân ngắn nhưng vẫn đảm bảo các thao tác phẫu thuật được thực hiện chuẩn xác nhờ sự hỗ trợ của công nghệ kính vi phẫu Vtom 3D.
Quế Sơn
Tất cả vì một chữ - tham
Mấy ngày qua, báo chí và mạng xã hội liên tục đưa tin về vụ Cocobay ở Đà Nẵng của tập đoàn Thành Đô (Empire Group). Từng là dự án...
Suy nghĩ về một bản kiến nghị
Đó là bản kiến nghị của mười hai nhà học giả, khoa bảng có tiếng gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối đặt tên đường Francisco De Pina...
Không phải cứ lấy tiền dân, trả doanh nghiệp là xong!
Kết luận của Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Nhật về phương án xử lý Trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91, thống nhất phương án tối ưu là nghiên...
Cảm ơn bạn đã gửi ý kiến.
Bạn đã gửi ý kiến cho bài viết này.