Thông cáo phát đi từ Mỹ ngày 21.9 của JLL (Jones Lang LaSalle), tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, nhận định trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, các nhà đầu tư đang rất e ngại về phân khúc bất động sản công nghiệp. Lý do đây là phân khúc chịu ảnh hưởng trực tiếp trong ngành bất động sản thương mại.
Mùa hè vừa qua, Mỹ đã áp thuế 50 tỷ USD cho hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cộng thêm 16 tỷ USD trong đợt áp thuế thứ 2 có hiệu lực vào cuối tháng 8 vừa rồi. Phía Trung Quốc ngay lập tức có động thái đáp trả.
Thuế quan, cụ thể là hàng rào thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, là một “chi phí tăng thêm nhằm kiềm chế tiêu dùng, từ đó làm giảm nhu cầu về kho bãi để lưu trữ hàng hóa”, Ryan Severino - Trưởng phòng Kinh tế của JLL cho biết. Dù vậy, động thái này khó có thể kìm lại sự tăng trưởng của bất động sản công nghiệp khi mà ngành thương mại điện tử hiện đang bùng nổ và các công ty công nghệ liên tục săn tìm nhà xưởng.
Trong quý đầu tiên của năm 2018, tỷ lệ trống của khu công nghiệp tại Trung Quốc giữ mức thấp kỷ lục với 4,8%. Ngược lại, hàng rào thuế gần như kéo GDP thực ở Mỹ giảm khoảng 10 điểm phần trăm trong vòng 12 đến 18 tháng tới, kéo theo sự sụt giảm 20 điểm phần trăm về tăng trưởng giá thuê công nghiệp, Severino nhận định.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi với Trung Quốc và chi phí lao động phải chăng.
Theo báo cáo Việt Nam - Trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á của JLL, các nhà sản xuất đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, theo chiến lược ‘Trung Quốc +1’. Chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam.
Và thử thách lớn hơn sẽ xuất hiện nếu 2 bên tiếp tục xung đột qua lại. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc áp thuế thêm 200 tỷ USD vào hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách đặt thuế quan lên khoảng 60 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ.
Trong tương lai, nếu Nhà Trắng thực hiện áp thuế bổ sung 200 tỷ USD, GDP sẽ giảm thêm 50-70 điểm phần trăm trong 12-18 tháng tới, Severino cho biết. Điều này sẽ khiến nhu cầu không gian công nghiệp sụt giảm, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, nơi mà các hoạt động nhập khẩu luôn diễn ra nhộn nhịp. Giá chào thuê công nghiệp cũng có thể giảm từ 50-100 điểm phần trăm.
Những tác động của cuộc chiến ngày càng rõ rệt hơn. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo cuộc chiến không hề có dấu hiệu ngưng lại, cả Washington và Bắc Kinh đều không có ý định lùi bước.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 trên CNBC, Tổng thống Trump đe dọa áp đặt thuế quan đối với mọi sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. "Tôi sẵn sàng đẩy con số này lên 500," ông khẳng định. Ông Trump đang nói đến số hàng hóa trị giá 505 tỷ USD được nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2017 mà Cục Điều tra dân số Mỹ đã đề cập.
Việc tăng thuế quy mô lớn này "sẽ sớm có những hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với nền kinh tế và thị trường công nghiệp", Severino cho biết, "mặc dù diễn biến có ít khả năng dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế".
A.Thư
Lư hương
Người xứ ta, trải qua biết bao thế hệ, truyền từ đời này sang đời khác, coi việc thờ cúng, tưởng nhớ tiền nhân là điều thiêng liêng, không thể...
Vô cực linh hồn
Thần thoại Ai Cập cổ đại có chiếc cân dùng để cân linh hồn (Psychostasie). Con người sau khi chết, phải chứng kiến cảnh cân linh hồn của chính...
Chuyện về người khiếm thị số 1
Mọi người nói về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung một cách đầy đủ rồi. Tôi hết sức hoan nghênh khi các báo chính thống được bày tỏ...
Cảm ơn bạn đã gửi ý kiến.
Bạn đã gửi ý kiến cho bài viết này.