Tôi đồng ý rằng số người tốt còn, và có tỉ lệ hơn số người bất xứng. Tuy nhiên cần phân biệt việc tôn trọng, khen thưởng người xứng đáng với phê phán bộ máy nếu thật sự nó tệ hại. Tôi cũng đồng ý rằng không dùng từ ngữ nặng nề, nhưng nên thích đáng và chính xác, phản ánh nguyên nhân và bản chất sự việc.
Bởi vì vấn đề không phải là con số tuyệt đối của tỉ lệ trên hay dưới 50%, mà là con số so sánh của tỉ lệ. Tỉ lệ số trường hợp gian dối trong ngành giáo dục của Việt Nam so với Pháp, Mỹ... như thế nào? So với các nước chung quanh như Thái Lan, Malaysia... như thế nào? So với miền Bắc trước khi Việt Nam thống nhất như thế nào? So với miền Nam trước khi Việt Nam thống nhất như thế nào?
Nhớ rằng ngành giáo dục đòi hỏi rất cao người trong ngành tôn trọng các giá trị đạo đức. Đòi hỏi cao để thực hiện chức trách đào tạo con người. Không có đạo đức thì xã hội không thể phát triển bền vững, về lâu dài phải thoái hóa và nếu đạo đức tiếp tục tệ hại xã hội sẽ bị phân rã. Thử nghĩ nếu các thành viên một xã hội không tin tưởng được nhau, xã hội có tính cố kết không và có sẽ đi tới phân rã hay không?
Các sự việc tồi tệ của ngành giáo dục đã được lôi ra ánh sáng, bao gồm không chỉ trường hợp gian lận thi cử ở Hà Giang, cho thấy đạo đức ngành đã thoái hóa tới đáy chưa? Và số trường hợp đã nhiều quá sức chịu đựng của một ngành có chức năng đào tạo con người, nghĩa là đào tạo tương lai, chưa?
Nếu sự tồi tệ đã tới mức như vậy, tôi nghĩ những người quan tâm cần/nên có tiếng nói thích đáng. Cần gọi tên chính xác, thí dụ gian lận thi cử cần gọi là gian lận thi cử, tham nhũng cần gọi là tham nhũng... Ngành giáo dục Việt Nam tồi tệ thì nói thẳng ra là tồi tệ. Tôi cho rằng sự tồi tệ này ở mức Bộ Giáo dục, và tôi nói ở mức Bộ, không chỉ ở mức Sở. Nếu chỉ khu trú ở mức Sở là trốn trách nhiệm, là không thấy rõ nguyên nhân gốc. Gian lận thi cử ở mức độ chấn động tính lương thiện và lương tâm xã hội như vậy thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo có thể không nhận trách nhiệm được không?
Nếu không nói thẳng ra, tố cáo, phê phán thẳng, chỉ e xã hội sẽ đi vào lối cũ lâu nay nể nang, xuê xoa, vì người tốt mà nhẹ lời nhận xét kẻ xấu, vì tập thể mà dung dưỡng kẻ gian trong đó, vì phe nhóm mà bênh vực hoặc xem nhẹ lỗi nặng tày trời của người trong phe, mà không cách chức người đứng đầu không chu toàn trách nhiệm hoặc tệ hơn là gây tai hại sự nghiệp chung.
Tôi nghĩ những nhà giáo xứng danh, lương thiện của ngành giáo dục đang rất khổ tâm vì mình phải đứng chung với người bất xứng, gian trá, chính họ cũng muốn tố cáo, chính họ cũng muốn phê phán mạnh mẽ để phân biệt rõ ràng nhà giáo chân chính với kẻ núp danh nhà giáo mà đạo đức suy đồi. Chính những nhà giáo xứng danh mới mong muốn chấn hưng ngành giáo dục nước nhà hơn ai hết. Không lên tiếng mạnh mẽ, không có tâm thế kiên quyết và kiên trì làm trong sạch bộ máy, làm sao chấn hưng?
Lê Học Lãnh Vân
Đúng là "Rất cần làm trong sạch bộ máy giáo dục nước nhà" nhưng chưa đủ và muốn làm trong sạch bộ máy giáo dục nước nhà thì phải làm trong sạch toàn bộ bộ máy Nhà nước, làm trong sạch xã hội!
Gửi Ông Vân.Cách đây mấy chục năm Tôi đã nói ngành giáo dục là ngành thối nát nhất trong các ngành vì nó gây ra hậu quả khôn lường cho Dân tộc này.Ông thử nghĩ xem Ông nuôi con cho đi học vất vả như thế nào.Kết quả là ra một đứa con hão,bằng cấp đầy người nhưng không làm được gì.Vụ Hà giang chỉ là hạt bụi
Sống ở nước ngoài nếu nói về quan sát các chính khách Đức tôi nhớ 1 ví dụ khá điển hình mà nếu ông Bộ trưởng giáo dục Nhạ mà biết những chuyện này thì ông ta sẽ thấy chính khách Đức bình thường đã rút lui khỏi chính trường từ lâu, chứ không cứ ngồi yên vị coi như sai phạm của cấp dưới không liên quan tới mình của ông ta. Cụ thể ngày 27/6/1993 trong một chiến dịch săn lùng đối tượng khủng bố RAF (nhóm cực tả Đội quân đỏ) Wolfgang Grams thì 1 nhân viên của lực lượng cảnh sát đặc biệt đã bị bắn chết và công luận chê bai chiến thuật, trang bị … của lực lượng cảnh sát Liên Bang, mà giám đốc cơ quan này dưới quyền của Bộ trưởng nội vụ lúc đó là ông Rudolf Seiters – hiển nhiên là có thể dễ dàng đổi lỗi cho cấp dưới là Giám đốc cảnh sát Liên Bang – nhưng thực tế hơn 1 tuần sau ông ta đã tuyên bố từ chức và được dân Đức tín nhiệm vào các chức vụ xã hội khác như Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Đức.
Vào ngày 9/7/2018, bài báo "... cơ quan có đến 40% không làm được việc...", giờ là gian lận thi cử xì ra ở Hà Giang và còn nhiều nghi ngờ nơi khác cũng có thể có như thế. hai chuyện này có liên quan không nhỉ?
Ngành giáo dục đáng bị lên án vì bị lộ ra sự dối trá của các quan chức của ngành - tiếc thay đó cũng là sự dối trá của rất nhiều quan chức công quyền đã bị lộ và chưa bị lộ như vụ Vũ nhôm, đất đai Thủ Thiêm,gang thép Thái nguyên ....
"Hiền tài nguyên khí quốc gia"Ngay thời phong kiến đã cực kỳ chú trọng.Mà giờ lại chuyện gian lận như vậy làm cho dư luận khó chấp nhận được.Sự công bằng không còn làm sao các em yên tâm.Các trường yên tâm chất lượng không?Đào tạo ra thế hệ mới không thực chất đó là hệ lụy quá lớn cho xã hội.Anh hưởng cả sự phát triển về sau của đất nước.
Cách đây khá lâu, có một bác ở Hà Tĩnh đã phát biểu: "Chúng ta đã để một số thầy, cô giáo dốt dạy quá lâu". Bây giờ phải đổi câu đó là: "Chúng ta đã để một số (không ít) đối tượng rỗng tuếch về trí tuệ, bẩn thỉu về đạo đức tồn tại trong nhà giáo dục quá lâu". Muốn làm trong sạch giáo dục khó lắm vì từ chuyện tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ giáo viên đến chuyện thi tuyển đầu vào, các kỳ kiểm tra và cuối cùng là thi THPTQG đã và đang bị quá nhiều quan chức, các đại gia và các tầng lớp mafia can thiệp. Những nhà giáo có tâm huyết với nghề thì không thể với đồng lương ít ỏi hiện tại mà bỏ thời gian ra vừa đi dạy, vừa đi tố cáo, đấu tranh được. Còn các bè phái trong các cơ quan giáo dục từ cấp cao đến cấp cơ sở với thành phần "nòng cốt" bất tài - thất đức thì tự thỏa thuận với nhau, ngậm miệng ăn tiền cùng hưởng lợi.
Vô cực linh hồn
Thần thoại Ai Cập cổ đại có chiếc cân dùng để cân linh hồn (Psychostasie). Con người sau khi chết, phải chứng kiến cảnh cân linh hồn của chính...
Chuyện về người khiếm thị số 1
Mọi người nói về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung một cách đầy đủ rồi. Tôi hết sức hoan nghênh khi các báo chính thống được bày tỏ...
Dạy sử không nên dùng 'photoshop'
Ngày 13.2.2019 trên báo Vietnamnet đăng ý kiến của GS Sử học Phạm Hồng Tung về việc dạy sử đối với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979....
Cảm ơn bạn đã gửi ý kiến.
Bạn đã gửi ý kiến cho bài viết này.